Học thế nào để đậu thủ khoa công nghệ thông tin?
Trên phạm vi toàn quốc tiếp tục xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như mưa giông kèm theo lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Ngoài ra, trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện các nhiễu động nhiệt đới trong khoảng cuối tháng 5, đầu tháng 6.10 hay 20 phút là khoảng thời gian ngủ trưa hiệu quả nhất?
Chiều 17.2, tiếp tục kỳ họp bất thường thứ 9, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình Quốc hội tờ trình phương án đầu tư bổ sung 38.251 tỉ đồng vốn điều lệ giai đoạn 2024 - 2026 của Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC).Trong đó, khoảng 1.562 tỉ đồng từ Quỹ Đầu tư phát triển tại doanh nghiệp và 36.689 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước đã giao Bộ GTVT đầu tư 5 dự án đường bộ cao tốc do VEC làm chủ đầu tư. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, việc tăng vốn điều lệ cho VEC từ ngân sách đảm bảo nguyên tắc bảo toàn vốn, không làm phát sinh chi ngân sách và nợ công, do đó, không tác động trực tiếp với ngân sách nhà nước. Về phía doanh nghiệp, giai đoạn tới VEC cần huy động số vốn lớn để đầu tư mới các tuyến cao tốc, đầu tư mở rộng các dự án đang quản lý. Trong đó, giai đoạn đến 2025 cần khoảng 14.890 tỉ đồng; tới 2030 cần 30.500 tỉ. Do đó, sau khi được bổ sung vốn điều lệ, VEC sẽ đủ điều kiện huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, thực hiện dự án đầu tư.Thẩm tra nội dung này, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, đa số ý kiến Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhất trí cần tăng vốn vốn điều lệ cho VEC. Tuy vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan tính toán, xác định chính xác và chịu trách nhiệm về số liệu khi thực hiện chủ trương này. Sau khi nghe tờ trình và thẩm tra, Quốc hội bố trí để các đại biểu thảo luận tại hội trường về nội dung này song không có đại biểu nào đăng ký thảo luận. Theo dự kiến, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết về việc bổ sung vốn điều lệ cho VEC vào sáng 19.2, ngày cuối cùng của kỳ họp bất thường thứ 9.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 2: Duyên có ‘vượt ải’ của chủ tịch Khánh
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.
Bất ngờ xảy ra ở loạt trận cuối vòng 10 V-League 2024-2025 diễn ra hôm nay (19.1) khi đội đương kim vô địch CLB Nam Định thất thủ 0-1 trước CLB Thể Công Viettel. Đây là trận đấu mà nếu thắng, đội bóng của Nguyễn Xuân Son sẽ đánh chiếm ngôi đầu bảng xếp hạng của CLB Thanh Hóa. Thế nhưng trong ngày hàng công thi đấu bế tắc, đội bóng thành Nam thất thủ ngay trên "chảo lửa" Thiên Trường. Việc để thua CLB Thể Công Viettel khiến người hâm mộ CLB Nam Định ngóng trông ngày Nguyễn Xuân Son sớm trở lại sân cỏ sau chấn thương gặp phải tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trận thua này cũng khiến CLB Nam Định giữ nguyên 20 điểm, xếp hạng nhì và kém đội dẫn đầu CLB Thanh Hóa 2 điểm. Trong khi đó chiến thắng ấn tượng trước đội đương kim vô địch giúp CLB Thể Công Viettel đạt 18 điểm, vươn lên hạng 3. Lợi thế cho Bùi Tiến Dũng cùng các đồng đội thi đấu ít hơn 1 trận so với CLB Nam Định và Thanh Hóa. Cũng hôm nay trên sân Hòa Xuân, CLB Hà Nội có chiến thắng cách biệt 2-0 trước CLB Đà Nẵng. 3 điểm có được từ đối thủ giúp Nguyễn Văn Quyết cùng CLB Hà Nội đạt 17 điểm, vươn lên hạng 4 trên bảng xếp hạng sau vòng 10 V-League 2024-2025. Trong khi đó CLB Đà Nẵng chôn chân ở đáy bảng xếp hạng với vỏn vẹn 4 điểm. Ở trận đấu cuối vòng 10 V-League 2024-2025, CLB Quảng Nam giành chiến thắng ấn tượng 1-0 trước CLB Hải Phòng ngay trên sân Lạch Tray. Chiến thắng quan trọng này giúp CLB Quảng Nam vươn lên hạng 9 với 11 điểm trong khi CLB Hải Phòng xếp hạng 12 với 7 điểm. Bảng xếp hạng sau vòng 10 V-League 2024-2025: FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn
Có nên mua Wi-Fi Repeater?
Theo dự thảo, 107 hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ được TP.Hà Nội đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024. Trong đó, một số hành vi vi phạm có mức tiền phạt còn thấp, nghị quyết quy định mức tăng là 2 lần; một số hành vi vi phạm đã có mức tiền phạt cao nghị quyết quy định mức tăng là 1,5 lần.Các lỗi sẽ bị tăng mức phạt dựa trên tiêu chí: hành vi vi phạm có tính chất phổ biến, diễn ra hằng ngày ảnh hưởng tiêu cực đến thói quen tham gia giao thông của người dân và mỹ quan đô thị; hành vi vi phạm là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến trật tự công cộng, kết cấu hạ tầng giao thông.Đó là các hành vi: không chấp hành chỉ dẫn, hiệu lệnh vạch kẻ đường, biển báo hiệu; đi vào đường cấm; sai phần đường, làn đường; dừng, đỗ trái quy định; chở quá số người quy định; không đội mũ bảo hiểm; lùi xe, chuyển làn đường, chuyển hướng, vượt không đúng quy định; đón, trả khách sai quy định; chạy quá tốc độ; chở hàng, xếp hàng quá trọng tải; vi phạm nồng độ cồn; lạng lách, đánh võng; bấm còi, rú ga (nẹt pô); một số hành vi vi phạm trong đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe, trong đăng kiểm phương tiện, sử dụng lòng đường, vỉa hè, kinh doanh vận tải... Theo UBND TP.Hà Nội, các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 168 quy định xử phạt hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ do Chính phủ ban hành có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định tại nghị quyết.Trước đó, ngày 26.12.2024, Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, trong đó đã tăng nặng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm.Qua đánh giá thực tiễn và tình hình vi phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, UBND TP.Hà Nội cho rằng cần tiếp tục tăng nặng đối với một số hành vi vi phạm để nâng cao ý thức tự giác chấp hành của người tham gia giao thông, từng bước hình thành văn hóa giao thông, kiềm chế và làm giảm ùn tắc, tai nạn.Dưới đây là 107 hành vi được đề xuất nâng mức phạt gấp 1,5 - 2 lần so với nghị định 168/2024.